BỐ TRÍ PHÒNG THỜ ĐÚNG CÁCH THEO PHONG THỦY
Bàn thờ là nơi linh thiêng trong mỗi gia đình, thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với tổ tiên. Vì vậy, không gian phòng thờ luôn được chú trọng trong mỗi ngôi nhà. Là nơi quan trọng có ý nghĩa lớn trong tinh thần của người Việt ta. Ngày hôm nay, hãy cùng Châu Gia Thiệu tìm hiểu về cách bố trí phòng thờ và lựa chọn chất liệu bàn thờ cũng như màu sắc để nơi linh thiêng ấy được tôn kính và đẹp mắt.
Trong phong thủy thiết kế và xây dựng nhà phố, biệt thự hiện nay thì bàn thờ được đặt ở một gian phòng riêng; tầng trên cùng của ngôi nhà, thường là tầng thượng. Đây là vị trí mang đến sự trang nghiêm, kín đáo, tĩnh lặng và thoáng đãng.
Các gian phòng thờ được thiết kế riêng biệt và thường sử dụng gỗ màu tối, những màu trầm để làm bàn thờ.
Còn riêng đối với các căn hộ chung cư, do không gian diện tích bị hạn chế nên việc bố trí một phòng riêng lập bàn thờ là điều rất khó. Vì vây, nên khi phân chia lại các không gian trong căn hộ chung cư, Trong cách xem phong thủy thì thường sắp xếp không gian thờ cúng nằm trong các không gian sinh hoạt chung, không gian sảnh – tiền phòng hay các phòng chức năng phù hợp khác.
Vị trí thích hợp để đặt bàn thờ ngoài ra còn có thể là thư viện, phòng khách, phòng sinh hoạt chung trang trọng. Bạn nên tránh đặt bàn thờ ở những phòng sinh hoạt chung ồn ào như phòng karaoke, phòng thể thao,...Đới với phong thủy xây dựng nhà ở, tránh đặt bàn thờ trong phòng ngủ vì không gian trang trọng và khói nhang sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng; thêm nữa không gian thờ mang tính âm nên không phù hợp.
Gian thờ được gắn liền cùng không gian tiếp khách, đây cũng là một cách bố trí hiệu quả cho những căn hộ chung cư.
Không gian thờ cúng được thiết kế khá tinh tế bởi vách ngăn để chia mọi không gian với nhau.
Không quá cầu kỳ trong cách thiết kế từ chất liệu đến chọn màu, bàn thờ phật và gia tiên vẫn vô cùng thiêng liêng.
Trong ngôi nhà truyền thống của người Việt, bàn thờ tổ tiên thường đặt tại gian chính, nơi đây thường là phòng khách nên nhiều người cho rằng hai không gian này là một. Vì thế, một số nhà xây mới hiện nay vẫn có thói quen để bàn thờ ngay tại phòng khách. Tuy nhiên, nếu có không gian vẫn nên làm gian thờ riêng biệt bởi các lý do sau:
- Tránh được việc đi từ ngoài cửa vào đã nhìn thấy bàn thờ, hình ảnh tổ tiên. Hơn nữa, bàn thờ thuộc tĩnh, không hợp với sự phô trương.
- Bàn thờ ngay cửa chính sẽ đón nhận nhiều sát khí từ ngoài vào, hoặc dễ có gió thổi làm động bát hương.
- Bàn thờ chính gian giữa, người khấn đứng quay lưng ra cửa, sẽ có cảm giác bất an, khó tập trung tư tưởng khi khấn, làm mất tính trang nghiêm.
Tốt nhất nên cân nhắc vị trí đặt bàn thờ ngay khi bắt đầu thiết kế xây nhà sao cho phù hợp. Ví dụ, muốn đặt dưới tầng một thì bàn thờ nên nằm sát giếng trời hoặc trong khoảng thông tầng, nằm ở phía sau nhà và không lộ diện ra phòng khách. Khi đặt trên tầng, bàn thờ nên kín đáo với người ngoài và gần gũi với người trong gia đình.
Những kiểu cách phòng thờ được thiết kế và xây dựng khác nhau theo mỗi tư tưởng của từng gia đình. Từ chất liệu đa số là chất lệu gỗ, người thiết kế và lựa chọn nội thất đều chăm chút từng li từng tí. Phong cách và màu sắc cũng được chú trọng để góp phần tăng vẻ thiêng liêng, hài hòa cho mắt người nhìn; thấy được sự trang trọng cho gian thờ và cả không gian thờ cúng. Thế nên không gian này luôn được các Kiến trúc sư Châu Gia Thiệu chú trọng, làm sao để nơi này luôn ấm áp, tạo ra một đời sống tinh thần hiệu quả cho các thành viên trong gia đình.